Humane?

I just came back from the dead, it felt like a long nightmare.

Tôi vừa trở về từ cõi chết, cứ ngỡ như cơn ác mộng dài đằng đẵng vậy.

A few days in where is considered the hottest spot in the world, the Gaza Strip, was enough for me to exclaim that this is hell on Earth. Why is that? Surely there is no need to do a scientific study on this here, right? But to have a more objective view, let’s look back at the history of this strip of land.

Vài ngày ở tại nơi được coi là điểm nóng nhất của thế giới, Dải Gaza, đã đủ để tôi có thể thốt lên rằng, đây chính là địa ngục trần gian. Vì sao lại như vậy? Chắc không cần phải làm một bài nghiên cứu khoa học về điều này ở đây đâu nhỉ? Nhưng để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử về dải đất này.

Hundred years of history (Lịch sử trăm năm).

Palestine, named after a group of people who migrated from Crete (Greece), but later vanished entirely. From Ur (Iraq), Jews likewise migrated here, established a nation and then declined. In Palestine, Muslim Arabs made up the majority during the 400 years of Ottoman rule.

Vùng đất Palestine, được đặt theo tên của một nhóm người di cư từ Crete (Hy Lạp), nhưng sau đó đã biến mất hoàn toàn. Từ Ur (Iraq), người Do Thái cũng di cư đến đây, thành lập một quốc gia và sau đó suy tàn. Ở Palestine, người Ả Rập Hồi giáo chiếm đa số trong 400 năm cai trị của Đế chế Ottoman.

Britain plotted to occupy Palestine in order to create a continuous strip connecting the lands they ruled during World War I. To incite the Arab tribes in Palestine to rise up against the Turks, the British promised them the right to establish a nation if they won the war. Nevertheless, that promise was also extended to a group of discriminated-against European Jews in order to win them over in the political arena. This promise, along with the catastrophe brought about by Nazi Germany, led to an overabundance of Jews migrating to Palestine.

Nước Anh đã lập mưu chiếm đóng Palestine để tạo ra một dải đất liên tục kết nối các vùng đất mà họ cai trị trong Thế chiến thứ nhất. Để kích động các bộ lạc Ả Rập ở Palestine nổi dậy chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, Anh đã hứa với họ quyền thành lập một quốc gia nếu họ thắng cuộc chiến. Tuy nhiên, lời hứa đó cũng được mở rộng cho một nhóm người Do Thái châu Âu bị phân biệt đối xử để giành được sự ủng hộ của họ trong chính trường. Lời hứa này, cùng với thảm họa do Đức Quốc xã gây ra, đã dẫn đến tình trạng quá tải người Do Thái di cư đến Palestine.

The native Arabs were furious at the influx; The massive sale of plantations to Jews and the expulsion of tenant farmers from their permanent homes brought the contradiction to a head. When the conflict broke out, Britain could not resolve it and gave up, handing the matter over to the United Nations.

Người Ả Rập bản địa vô cùng tức giận trước làn sóng nhập cư; Việc bán ồ ạt các đồn điền cho người Do Thái và việc trục xuất những người nông dân làm thuê khỏi nơi ở lâu dài của họ đã đẩy sự mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Khi xung đột nổ ra, Anh không thể giải quyết được và đã từ bỏ, giao vấn đề cho Liên Hợp Quốc.

Balfour Declaration (Tuyên bố Balfour).

On November 2, 1917, more than a century ago, a letter was written by Arthur Balfour, Britain’s then-Foreign Secretary, to Lionel Walter Rothschild, a figurehead of the British Jewish community. Despite being brief (only 67 words), the letter’s contents had a profound impact on Palestine that is being felt today. The British government was tasked with assisting in “the achievement of this object” and “the establishment in Palestine of a national home for the Jewish people”. The Balfour Declaration is the name given to the letter.

Vào ngày 2 tháng 11 năm 1917, hơn một thế kỷ trước, một lá thư được Arthur Balfour, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Anh vào thời điểm đó, viết cho Lionel Walter Rothschild, một nhân vật đứng đầu của cộng đồng Do Thái Anh. Mặc dù ngắn gọn (chỉ 67 từ), nội dung của lá thư đã có tác động sâu sắc đến Palestine như chúng ta đang cảm nhận ngày nay. Chính phủ Anh được giao nhiệm vụ hỗ trợ “hoàn thành mục tiêu này” và “thành lập một ngôi nhà quốc gia cho người Do Thái tại Palestine”. Tuyên bố Balfour là tên được đặt cho lá thư.

A British Mandate was established in 1923 and lasted until 1948. During that time, the British facilitated a massive wave of Jewish immigration – many of the new residents were fleeing Nazism in Europe – after which the British also faced protests and strikes. The demographic change and the British seizure of Palestinian territory for Jewish settlers made Palestinian Arabs natives nervous. The Zionist movement was formed in a land where the Arab population was the majority.

Một Lãnh thổ Ủy trị của Anh được thành lập vào năm 1923 và tồn tại cho đến năm 1948. Trong thời gian đó, người Anh đã tạo điều kiện cho làn sóng nhập cư Do Thái ồ ạt – nhiều cư dân mới đang chạy trốn chủ nghĩa Quốc xã ở châu Âu – sau đó, người Anh cũng phải đối mặt với các cuộc biểu tình và đình công. Sự thay đổi nhân khẩu học và việc Anh chiếm giữ lãnh thổ Palestine để trao cho những người định cư Do Thái đã khiến người dân bản địa Ả Rập Palestine lo lắng. Phong trào phục quốc Do Thái hình thành dưới sự bảo trợ của một cường quốc thế giới, trên mảnh đất mà người dân Ả Rập chiếm đa số.

An increase in hostilities ultimately resulted in the 1936–1939 Arab Revolt. In an effort to protest Jewish immigration and British colonialism, the newly established Arab National Committee called on Palestinians to go on a national strike, stop paying taxes, and stop buying Jewish goods in April 1936. This movement was later applied in the form of “Boycott – Divestment – Sanctions” on economic, cultural and political fronts to attack Israel’s psychology and force Israel to withdraw its troops. The British used force to end the six-month strike. They carried out punitive home demolitions and launched a campaign of mass arrests, which Israel still carries out against Palestinians to this day. However, it must also be acknowledged that the Arabs rejected the peace treaties offered by the British, as well as the Jews.

Căng thẳng leo thang cuối cùng đã dẫn đến cuộc nổi loạn của người Ả Rập, kéo dài từ năm 1936 đến năm 1939. Trong nỗ lực phản đối làn sóng nhập cư của người Do Thái và chủ nghĩa thực dân Anh, Ủy ban Quốc gia Ả Rập mới thành lập đã kêu gọi người Palestine đình công trên toàn quốc, ngừng nộp thuế và ngừng mua hàng hóa của người Do Thái vào tháng 4 năm 1936. Phong trào này về sau này được áp dụng dưới hình thức “Tẩy chay – Rút vốn – Trừng Phạt” trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, chính trị nhằm đánh vào tâm lý của Israel để khiến họ phải rút quân. Người Anh đã dùng bạo lực chấm dứt cuộc đình công kéo dài sáu tháng. Họ đã tiến hành phá hủy nhà cửa để trừng phạt và phát động chiến dịch bắt giữ hàng loạt, điều mà Israel vẫn thực hiện đối với người Palestine cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, người Ả Rập đã từ chối những hiệp ước hòa bình mà người Anh, cũng như người Do Thái đưa ra.

The Palestinian peasant resistance movement spearheaded the subsequent phase of the rebellion, which started in late 1937 and was aimed at British forces and colonialism. By the second half of 1939, the British had cooperated with Jewish settlers to form armed groups called the Special Night Squads, a Jewish fighting force under British command designated as a “counter-insurgency force”, and continued to impose punitive measures including bombing by aircraft, imposing curfews, destroying homes, killings, and administrative detention.

Phong trào kháng chiến của nông dân Palestine dẫn đầu giai đoạn tiếp theo của cuộc nổi loạn, bắt đầu vào cuối năm 1937 và nhằm vào lực lượng Anh và chủ nghĩa thực dân. Đến nửa cuối năm 1939, người Anh đã hợp tác với những người định cư Do Thái để thành lập các nhóm vũ trang Biệt đội Đêm Đặc biệt, một lực lượng chiến đấu của Do Thái dưới sự chỉ huy của người Anh được chỉ định là “lực lượng chống nổi loạn”, và tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt bao gồm ném bom bằng máy bay, áp đặt lệnh giới nghiêm, phá hủy nhà cửa, giết người và giam giữ hành chính.

In order to strengthen the Haganah, the Jewish militia that eventually became the backbone of the Israeli army, firearms were imported and weapons factories were constructed within the Yishuv, the Jewish community in Palestine before the establishment of the state.

Để tăng cường sức mạnh cho Haganah, lực lượng dân quân Do Thái mà sau này trở thành xương sống của quân đội Israel, vũ khí đã được nhập khẩu và các nhà máy vũ khí đã được xây dựng bên trong Yishuv, cộng đồng Do Thái ở Palestine trước khi thành lập nhà nước.

During the years of unrest, 5,000 Palestinians were killed, 15,000 to 20,000 were injured, and 5,600 were imprisoned. Meanwhile, the number of Jewish bloodshed was also very large, and all Arab countries expelled Jews from their countries, leading to the fact that today there are almost no Jews left in Arab countries.

Trong những năm nổi loạn, 5.000 người Palestine đã thiệt mạng, 15.000 đến 20.000 người bị thương và 5.600 người bị cầm tù. Trong khi đó, số lượng người Do Thái đổ máu cũng rất nhiều, và các tất cả các nước Ả Rập đều trục xuất người Do Thái khỏi đất nước của họ, dẫn đến hiện nay hầu như không còn người Do Thái nào ở các nước Ả Rập.

United Nations partition plan (Kế hoạch phân chia của Liên Hợp Quốc).

By 1947, the Jewish population made up 33% of Palestine, but they only had 6% of the land. United Nations Resolution 181 called for Palestine to be divided into Arab and Jewish states.

Đến năm 1947, dân số Do Thái chiếm 33% dân số Palestine, nhưng họ chỉ có được 6% đất đai. Nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc yêu cầu chia Palestine thành các quốc gia Ả Rập và Do Thái.

This plan would have allowed the Jewish state to occupy about 55% of Palestine, including a small strip of relatively fertile coastal land and a lot of worthless, arid desert. Palestinians therefore opposed it. At the time, Palestinians made up 67% and owned 94% of the historical Palestinian territory.

Kế hoạch này sẽ cho phép nhà nước Do Thái chiếm khoảng 55% lãnh thổ Palestine, bao gồm một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển tương đối màu mỡ và rất nhiều sa mạc khô cằn vô giá trị. Người Palestine đã phản đối nó. Vào thời điểm đó, người Palestine chiếm 67% và sở hữu 94% lãnh thổ ban đầu của Palestine.

The Nakba, the ethnic cleansing of Palestine (Cuộc thanh trừng sắc tộc ở Palestine).

Before the British Mandate expired on May 14, 1948, Jewish paramilitary forces began a military campaign to destroy Palestinian towns and villages to expand the borders of the soon-to-be-established Jewish state. That event laid the groundwork for the campaign that followed. Between 1947 and 1949, more than 500 Palestinian villages, towns, and cities were destroyed in what Palestinians call the Nakba, or “catastrophe” in Arabic.

Trước khi thời hạn Ủy trị của Anh hết hạn vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, lực lượng bán quân sự của người Do Thái đã bắt đầu một chiến dịch quân sự nhằm phá hủy các thị trấn và làng mạc của người Palestine để mở rộng biên giới cho nhà nước Do Thái sắp thành lập. Sự kiện đó đã đặt nền tảng cho chiến dịch tiếp theo. Từ năm 1947 đến năm 1949, hơn 500 ngôi làng, thị trấn và thành phố của người Palestine đã bị phá hủy trong sự kiện mà người Palestine gọi là Nakba, hay “thảm họa” trong tiếng Ả Rập.

The Zionist movement captured 78% of the original Palestinian territory. The remaining 22% was divided between the besieged Gaza Strip and the occupied West Bank. Some 15,000 Palestinians were killed, including dozens of massacres, and 750,000 were forced to flee their places of residence. Their descendants now live as refugees in 6 million refugee camps across Palestine and neighboring Lebanon, Syria, Jordan and Egypt. The Palestinians who remain are now Israeli citizens, they make up a fifth of the population, had a party in the previous ruling coalition and live better than any of their compatriots in the region.

Phong trào phục quốc Do Thái đã chiếm được 78% lãnh thổ ban đầu của Palestine. 22% còn lại được chia thành Dải Gaza bị bao vây và Bờ Tây bị chiếm đóng. Khoảng 15.000 người Palestine đã thiệt mạng, bao gồm hàng chục vụ thảm sát, và 750.000 người đã bị buộc phải rời khỏi nơi họ sinh sống. Hiện tại, con cháu của họ đang sống như những người tị nạn trong 6 triệu trại tị nạn ở trên khắp Palestine và các nước láng giềng là Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập. Những người Palestine còn ở lại hiện là công dân Israel, họ chiếm một phần năm dân số, họ có một đảng trong liên minh cầm quyền trước đó và có cuộc sống tốt hơn bất kỳ người đồng hương nào trong khu vực.

On May 14, 1948, Israel was declared.

Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố thành lập.

The first Arab-Israeli conflict broke out the next day, and hostilities between Israel and Egypt, Lebanon, Jordan, and Syria came to an armistice in January 1949. Resolution 194, enacted by the United Nations General Assembly in December 1948, demands that Palestinian refugees be granted the right of return. During the war, the Arabs promised to destroy and push all Jews into the sea. Amin al-Husseini, an Arab nationalist Muslim leader stated “Slaughter Jews wherever you find them. Their spilled blood pleases Allah, our history and religion. That will save our honor.”

Cuộc xung đột đầu tiên giữa Ả Rập và Israel nổ ra vào ngày hôm sau, và giao tranh giữa Israel với Ai Cập, Lebanon, Jordan và Syria đã kết thúc bởi thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 1 năm 1949. Nghị quyết 194, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ban hành vào tháng 12 năm 1948, yêu cầu người tị nạn Palestine phải được cấp quyền hồi hương. Trong cuộc chiến, người Ả Rập đã hứa sẽ tiêu diệt và đẩy tất cả người Do Thái xuống biển. Amin al-Husseini, một nhà lãnh đạo Hồi giáo theo Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, tuyên bố “Giết người Do Thái ở bất cứ nơi nào chúng ta tìm thấy họ. Máu đổ của họ làm Allah, lịch sử và tôn giáo của chúng ta hài lòng. Điều đó sẽ cứu vãn danh dự của chúng ta.”

In the years following the Nakba, at least 150,000 Palestinians remained in the newly established state of Israel. They lived under tight military control for nearly 20 years before they received Israeli citizenship. Egypt took over the Gaza Strip before Jordan took over the West Bank in 1950. The Palestine Liberation Organization was founded in 1964, and the Fatah political party was founded that year.

Trong những năm sau Nakba, ít nhất 150.000 người Palestine vẫn ở lại nhà nước Israel mới thành lập. Họ sống dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội trong gần 20 năm trước khi được cấp quốc tịch Israel. Ai Cập tiếp quản Dải Gaza trước khi Jordan quản lý Bờ Tây vào năm 1950. Tổ chức Giải phóng Palestine được thành lập vào năm 1964, và đảng chính trị Fatah cũng được thành lập vào năm đó.

The Naksa, the Six-Day War (Chiến tranh Sáu ngày)

During the Six-Day War against a coalition of Arab forces, Israel captured the majority of historic Palestine on June 5, 1967, including the Gaza Strip, the West Bank, East Jerusalem, the Syrian Golan Heights, and the Egyptian Sinai Peninsula. This resulted in a second forced expulsion for certain Palestinians, known as a “setback” or “Naksa” in Arabic.

Trong Chiến tranh Sáu ngày chống lại liên minh các lực lượng Ả Rập, Israel đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Palestine ban đầu vào ngày 5 tháng 6 năm 1967, bao gồm Dải Gaza, Bờ Tây, Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập. Điều này dẫn đến một cuộc trục xuất cưỡng bức thứ hai đối với một số người Palestine, được gọi là “sự thoái lui” hoặc “Naksa” trong tiếng Ả Rập.

Afterwards, Israel eventually made peace with some of them. Each time Israel reached an agreement with one of the countries that had fought, Israel returned land or made a peace offer, in which Egypt took back Sinai but did not take Gaza, Jordan did not take West Bank. There were negotiations with Syria and if an agreement was reached, Israel would return the Golan, but the negotiations failed and Israel remains at war with Syria.

Sau đó, Israel cuối cùng đã làm hòa với một số nước trong số này. Mỗi lần làm hòa với một trong những quốc gia đã xảy ra giao tranh, Israel trả lại đất đai hoặc đưa ra đề nghị hòa bình, trong đó, Ai Cập đã lấy lại Sinai nhưng không lấy Gaza, Jordan đã không lấy Bờ Tây. Đã có các cuộc đàm phán với Syria và nếu đạt được thỏa thuận, Israel sẽ trả lại Golan, nhưng các cuộc đàm phán đã thất bại và Israel vẫn trong tình trạng chiến tranh với Syria.

In the Gaza Strip and the occupied West Bank, the process of developing settlements has begun. A two-tier system was established, whereby Palestinians were forced to live under military occupation that discriminated against them and forbade any kind of civic or political expression, while Jewish settlers were granted all the rights and privileges of Israeli citizenship.

Ở Dải Gaza và Bờ Tây bị chiếm đóng, quá trình phát triển các khu định cư đã bắt đầu. Một hệ thống hai tầng được thiết lập, theo đó người Palestine bị buộc phải sống dưới sự chiếm đóng quân sự phân biệt đối xử với họ và cấm mọi hình thức thể hiện chính trị hoặc dân sự, trong khi những người định cư Do Thái được cấp mọi quyền và đặc quyền của công dân Israel.

The war continued. Israel fought and held on to the newly conquered lands, which are called “occupied territories.” Settlements are located within Palestinian territory using a strategy of alternating friendly and enemy forces. Roads are designed to divide the occupied territory into smaller pieces that can be blocked at any time. Roadblocks to check documents protect these pieces. Clashes between Israeli soldiers and Palestinians often occur at these locations.

Chiến tranh vẫn diễn ra liên tục. Israel vừa đánh vừa giữ lại những phần đất mới họ chiếm được, vì thế còn gọi là “vùng bị chiếm đóng”. Các khu định cư thì được đặt trong lòng lãnh thổ Palestine bằng cách sử dụng chiến thuật xen kẽ quân địch và quân ta. Những con đường nối nhau được thiết kế để chia khu vực bị chiếm đóng thành các mảnh nhỏ hơn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào. Các chốt chặn kiểm tra giấy tờ bảo vệ các mảnh nhỏ này. Xung đột giữa lính Israel và người Palestine thường xảy ra ở những địa điểm này.

More than 2 million people are caught between the two sides of the conflict. Many are trapped in an identity crisis.

Hơn 2 triệu người bị giữ lại giữa hai bên chiến tuyến. Nhiều người bị kẹt trong cuộc khủng hoảng danh tính.

The first Intifada, and the second Intifada (Các cuộc nổi dậy đồng loạt).

In December 1987, four Palestinians were killed when an Israeli truck collided with two vans transporting Palestinian laborers in the Gaza Strip, sparking the start of the first Palestinian Intifada. The protests quickly spread to the West Bank, carried out by mass mobilizations, mass demonstrations, civil disobedience, and strikes led by young people and directed by the Unified National Leadership of the Uprising, a coalition of Palestinian political factions committed to ending the Israeli occupation and establishing Palestinian independence. Additionally, it resulted in the formation of the Hamas movement, a Muslim Brotherhood offshoot that used violent resistance to oppose Israeli occupation.

Bốn người Palestine đã thiệt mạng khi một chiếc xe tải của Israel đâm vào hai chiếc xe tải chở công nhân Palestine ở Dải Gaza vào tháng 12 năm 1987, châm ngòi cho cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan sang Bờ Tây, được thực hiện bởi các cuộc huy động quần chúng, biểu tình quần chúng, bất tuân dân sự, và các cuộc đình công do những người trẻ tuổi thực hiện và được chỉ đạo bởi Lãnh đạo Thống nhất Quốc gia Khởi nghĩa, một liên minh các phe phái chính trị Palestine cam kết chấm dứt sự chiếm đóng của Israel và thiết lập nền độc lập cho Palestine. Ngoài ra, nó còn dẫn đến sự hình thành của phong trào Hồi giáo Hamas, một nhánh của tổ chức Anh em Hồi giáo sử dụng sự phản kháng bạo lực để phản đối sự chiếm đóng của Israel.

The “Break Their Bones” policy proposed by then-Defense Minister Yitzhak Rabin summed up the Israeli military’s tough response. Summary executions, university closures, expulsions of activists and home vandalism were some of the actions. 237 children and 1,070 other Palestinians were slain by Israeli forces during the Intifada, according to B’Tselem, an Israeli human rights organization. Over 175,000 Palestinians were taken into custody.

Phản ứng cứng rắn của quân đội Israel được tóm tắt trong chính sách “Bẻ gãy xương” do Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Yitzhak Rabin đề xuất. Chính sách này bao gồm giết người không qua xét xử, đóng cửa các trường đại học, trục xuất các nhà hoạt động và phá hủy nhà cửa. Theo B’Tselem, một tổ chức nhân quyền của Israel, 237 trẻ em và 1.070 người Palestine khác đã bị lực lượng Israel giết hại trong cuộc nổi dậy. Hơn 175.000 người Palestine đã bị bắt giữ.

The Oslo Accords, which were signed in 1993, put an end to the first Intifada and established the Palestinian Authority, an interim administration that was given a degree of autonomy in certain areas of the occupied West Bank and Gaza Strip. The Palestine Liberation Organization signed accords that essentially gave Israel authority of most of the land and water resources in the West Bank, as well as 60% of the territory, on the basis of a two-state solution. The West Bank was divided into Palestinian-controlled areas (A and B) and an Israeli-controlled area (C). A Palestinian Authority was established, the Palestinian Authority with police. The Palestinian police established law and order, and the authority began to build a civil infrastructure, aided mainly by Salam Fayyad, a very capable Finance Minister and later Prime Minister. But then there was corruption in the Palestinian Authority and in the end Fayyad lost faith in the apparatus and decided to quit. Chaos reigns and gangs have begun to form in the name of the Palestinian state.

Hiệp định Oslo, được ký kết vào năm 1993, đã chấm dứt cuộc nổi dậy đầu tiên và thành lập Chính quyền Palestine, một chính quyền lâm thời được trao một mức độ tự chủ nhất định ở một số khu vực của Bờ Tây bị chiếm đóng và Dải Gaza. Tổ chức Giải phóng Palestine đã ký các hiệp định về cơ bản trao cho Israel quyền quản lý hầu hết đất đai và tài nguyên nước ở Bờ Tây, cũng như 60% lãnh thổ, trên cơ sở giải pháp hai nhà nước. Bờ Tây được chia thành các khu vực do người Palestine kiểm soát (A và B) và một khu vực do Israel kiểm soát (C). Một chính quyền Palestine được thành lập, Chính quyền Palestine có cảnh sát. Cảnh sát Palestine thiết lập luật pháp và trật tự, và chính quyền bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng dân sự, chủ yếu được hỗ trợ bởi Salam Fayyad, một Bộ trưởng Tài chính rất có năng lực và sau đó là Thủ tướng. Nhưng về sau ở chính quyền Palestine đã xảy ra tham nhũng và cuối cùng Fayyad đã không còn niềm tin vào bộ máy rồi quyết định thôi việc. Tình trạng hỗn loạn thống trị và đã bắt đầu hình thành nên những băng đảng nhân danh nhà nước Palestine.

In 1994, Yitzhak Rabin (became the fifth Prime Minister of Israel) won the Nobel Peace Prize along with Shimon Peres (ninth Prime Minister of Israel) and Yasser Arafat (Chairman of the Palestine Liberation Organization).

Năm 1994, Yitzhak Rabin (thời điểm đó đã trở thành Thủ thướng thứ năm của Israel) đã giành Giải Nobel Hoà bình cùng với Shimon Peres (Thủ tướng thứ chín của Israel) và Yasser Arafat (Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine).

In 1995, Yitzhak Rabin was assassinated by Yigal Amir, a right-wing Israeli radical who opposed Rabin’s signing of the Oslo Accords. Since then, a right-wing government Israel has taken power and built an electronic fence and concrete wall around the Gaza Strip, disrupting interactions between the divided Palestinian territories, and consolidating Jewish settlements in area C.

Năm 1995, Yitzhak Rabin bị Yigal Amir, một người cấp tiến cánh hữu Israel, người phản đối việc Rabin ký kết Hiệp định Oslo, ám sát. Từ đó, chính phủ cánh hữu Israel lên nắm quyền và đã xây dựng hàng rào điện tử và tường bê tông xung quanh Dải Gaza, làm gián đoạn tương tác giữa các vùng lãnh thổ bị chia cắt của người Palestine, và củng cố các khu định cư của người Do Thái ở khu vực C.

On September 28, 2000, Likud opposition leader Ariel Sharon made a provocative visit to the Al-Aqsa Mosque compound in Jerusalem’s Old City, which was surrounded by thousands of security troops. This marked the start of the second Intifada. Over the course of two days, hundreds of Palestinians and Israelis were injured and several people were killed in clashes between Israeli authorities and protesters.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 2000, thủ lĩnh phe đối lập Likud, Ariel Sharon đã có chuyến thăm khiêu khích đến khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Thành phố Cổ Jerusalem, nơi được bao quanh bởi hàng nghìn quân an ninh. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc nổi dậy thứ hai. Trong suốt hai ngày, hàng trăm người Palestine và Israel đã bị thương và một số người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa chính quyền Israel và những người biểu tình.

A broad armed insurrection was triggered by the occurrence. Israel inflicted unparalleled harm on the infrastructure and economy of the Palestinian people during the Intifada. Israel began building a separation wall and reoccupied regions under Palestinian Authority rule, destroying Palestinian communities and means of subsistence in the process. On the contrary, the rebels succeeded in destroying the infrastructure of Palestine, causing a lot of human and material losses.

Một cuộc nổi loạn vũ trang rộng rãi đã nổ ra sau sự kiện này. Israel đã gây ra thiệt hại chưa từng có cho cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của người dân Palestine trong suốt cuộc nổi dậy. Israel bắt đầu xây dựng một bức tường phân cách và tái chiếm các khu vực dưới sự cai trị của Chính quyền Palestine, phá hủy các cộng đồng Palestine và phương tiện sinh kế trong quá trình này. Ngược lại, phe nổi loạn đã thành công trong việc phá hủy hạ tầng đất nước Israel, gây ra rất nhiều thiệt hại về người và vật chất.

Many innocent civilians, both Palestinian and Israeli, have been killed in the uprisings and in response.

Nhiều người dân thường vô tội của cả Palestine và Israel đã thiệt mạng trong các cuộc nổi dậy và đáp trả.

The Palestinian division and the Gaza blockade (Sự chia rẽ của người Palestine và sự phong tỏa Gaza).

Palestine Liberation Organization leader, Yasser Arafat, died in 2004, and a year later the second Intifada ended.

Lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine, Yasser Arafat, qua đời năm 2004, và một năm sau đó phong trào nổi dậy lần thứ hai kết thúc.

In February 2005, the Israeli government voted to implement Prime Minister Ariel Sharon’s unilateral withdrawal plan from the Gaza Strip beginning on August 15, 2005. The plan called for the dismantling of all Israeli settlements there, and the removal of all settlers and military bases from the Gaza Strip, a process that was completed on December 12, 2005, when the Israeli government officially declared the end of military rule in the Gaza Strip after 38 years of control. A temporary blockade of Gaza was imposed, which became indefinite when Hamas took over in 2007. Egypt also began a blockade of Gaza in 2007. Despite Israel’s withdrawal, Gaza is still considered occupied by Israel under international law. The current blockade prevents people and goods from freely entering and leaving the territory, leading Gaza to be often referred to as an “open-air prison”. Following the withdrawal, Israel retained control of the Gaza Strip’s territorial waters and airspace. Israel withdrew from the “Philadelphia Line” adjacent to the Gaza Strip’s border with Egypt following an agreement with the country to secure its side of the border.

Tháng 2, 2005 chính phủ Israel biểu quyết áp dụng kế hoạch đơn phương rút quân của Thủ tướng Ariel Sharon khỏi Dải Gaza bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2005. Kế hoạch này yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các khu định cư của người Israel tại đó, và dời toàn bộ người định cư cùng các căn cứ quân sự khỏi Dải Gaza, một tiến trình được hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2005 khi chính quyền Israel chính thức tuyên bố kết thúc giai đoạn cai trị quân sự ở Dải Gaza sau 38 năm kiểm soát. Lệnh phong tỏa tạm thời Gaza được thực hiện, sau đó trở nên vô thời hạn khi Hamas tiếp quản năm 2007. Ai Cập cũng bắt đầu lệnh phong tỏa Gaza vào năm 2007. Bất chấp việc Israel rút quân, Gaza vẫn được coi là bị Israel chiếm đóng theo luật pháp quốc tế. Lệnh phong tỏa hiện tại ngăn cản người dân và hàng hóa tự do ra vào lãnh thổ, khiến Gaza thường được gọi là “nhà tù ngoài trời”. Sau khi rút quân, Israel vẫn giữ quyền kiểm soát lãnh hải và không phận Dải Gaza. Israel đã rút khỏi “Đường Philadelphi” liền sát với biên giới của Dải Gaza với Ai Cập sau một thỏa thuận với nước này nhằm bảo đảm biên giới phía họ.

In the 2006 Palestinian legislative elections, Hamas won a majority of seats in the Palestinian Legislative Council by campaigning on the promise of a corruption-free government and supporting resistance as a means to liberate Palestine from Israeli occupation. In the Battle of Gaza (2007), Hamas seized control of the Gaza Strip from the rival Palestinian Authority led by Fatal and has since governed the territory separately from the Palestinian Authority in the West Bank. The battle resulted in the deaths of hundreds of Palestinians.

Trong cuộc bầu cử lập pháp Palestine năm 2006, Hamas đã giành được đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp Palestine bằng cách vận động tranh cử với lời hứa về một chính phủ không tham nhũng và ủng hộ kháng cự như một phương tiện để giải phóng Palestine khỏi sự chiếm đóng của Israel. Trong Trận chiến Gaza (2007), Hamas đã giành quyền kiểm soát Dải Gaza từ phe đối thủ Chính quyền Palestine do Fatal lãnh đạo và kể từ đó đã cai quản lãnh thổ này riêng biệt với Chính quyền Palestine ở Bờ Tây. Trận chiến này dẫn đến cái chết của hàng trăm người Palestine.

Islamist militants Hamas has attacked Israeli civilians, including suicide bombings, as well as launched rockets into Israeli cities. Many countries have labeled Hamas’ actions as terrorism. Around the end of 2023, hundreds of Hamas terrorists tore down the wall surrounding Gaza. They attacked over 20 Israeli villages, using trucks, motorbikes, and boats as cover, launching rockets to hide their true intentions. Their only goal was to massacre and abduct as many people as they could. The horrific evidence started to surface a day later, when the Israeli army attempted to retake the area: parents murdered in-front of their children, entire families were destroyed, homes were set on fire while their occupants were inside, and women were sexually assaulted. Many babies were found dead, some beheaded. Hundreds of people were kidnapped and treated like animals. Hamas forces seemed very proud of their actions by posting footage of the massacre online.

Những chiến binh Hồi giáo Hamas sau đó đã tấn công thường dân Israel, bao gồm cả việc đánh bom liều chết, cũng như phóng tên lửa vào các thành phố của Israel. Nhiều quốc gia đã coi hành động của Hamas tương đương những kẻ khủng bố. Khoảng cuối năm 2023, hàng trăm tên khủng bố Hamas đã phá đổ bức tường bao quanh Gaza. Những đối tượng này di chuyển bằng xe tải, xe máy, và thuyền, liên tục đánh bom để phân tán sự chú ý. Sau đó chúng đã xâm chiếm hơn 20 ngôi làng và thành phố của Israel với mục đích duy nhất là thảm sát và bắt cóc càng nhiều người càng tốt. Một ngày sau, khi quân đội Israel bắt đầu giành lại quyền kiểm soát khu vực, những bằng chứng ghê rợn bắt đầu xuất hiện: cha mẹ bị sát hại trước mặt con cái, toàn bộ gia đình bị xóa sổ, nhà cửa bị đốt cháy với những người dân ở bên trong, nhiều phụ nữ bị hiếp dâm và áp đặt các hành vi tình dục khác. Nhiều trẻ sơ sinh được tìm thấy đã chết, một số bị chặt đầu. Hàng trăm người từ già, trẻ, lớn, bé bị bắt cóc và được đối xử không khác gì súc vật. Có vẻ như lực lượng Hamas rất tự hào với hành động của họ khi đăng tải những cảnh quay thảm sát lên mạng.

This was not an act of the “oppressed” against the “oppressors”, this was a brutal and violent orgy targeting ordinary people.

Đây không phải là hành động của “những người bị áp bức” chống lại “những kẻ áp bức”, đây là một cuộc truy hoan đầy tàn ác và bạo lực nhắm vào những người dân thường.

Hamas said its attacks was in response to Israel’s continued occupation, blockade of Gaza and expansion of settlements, as well as alleged threats to the Al-Aqsa Mosque and the plight of Palestinians. A state of emergency was declared in Israel at an alarming rate. Israel responded by invading the Gaza Strip, killing thousands of Palestinians, carrying out indiscriminate bombings with the aim of rescuing hostages, and imposing a total blockade that left Gaza City in ruins.

Hamas cho biết các cuộc tấn công của họ là để đáp trả việc Israel tiếp tục chiếm đóng, phong tỏa Gaza và mở rộng các khu định cư, cũng như các mối đe dọa bị cáo buộc đối với Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa và hoàn cảnh khốn khổ của người Palestine. Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại Israel lên tới mức báo động. Israel đã đáp trả bằng cách xâm lược Dải Gaza, giết chết hàng nghìn người Palestine, thực hiện những vụ đánh bom bừa bãi với mục đích giải cứu con tin, và phong tỏa toàn diện nơi này, khiến thành phố Gaza trở thành bình địa.

Hamas and Israel have been engaged in a long-standing armed conflict. Key aspects of the conflict include Israel’s occupation of the West Bank and Gaza Strip, the status of Jerusalem, Israeli settlements, borders, water rights, licensing regimes, Palestinian freedom of movement, and the Palestinian right of return.

Hamas và Israel đã tham gia vào cuộc xung đột vũ trang kéo dài. Các khía cạnh chính của cuộc xung đột bao gồm việc Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza, tình trạng của Jerusalem, các khu định cư của Israel, biên giới, quyền sử dụng nước, chế độ cấp phép, quyền tự do đi lại của người Palestine, và quyền hồi hương của người Palestine.

Journey into the Gaza Strip (Hành trình vào Dải Gaza).

Incredibly, my original intention was to summarize what happened so that if anyone came across this article, they would have their own perspective. However, the more I tried to detail the information I had access to before I set foot in Gaza, the more confusing it became. Okay, so basically, these are my own patchwork of views, a person so tiny that even if I wanted to, I couldn’t shout my heart out to the outside world.

Thật không thể tin nổi, ý định ban đầu của tôi chỉ định tóm tắt lại những diễn biến xảy ra để nếu có bất kỳ ai ghé thăm bài viết này, họ sẽ có góc nhìn của riêng mình. Ấy thế mà, càng cố để kể thật chi tiết những thông tin mà tôi đã tiếp cận được từ trước khi đặt chân đến Dải Gaza, câu chuyện càng trở nên lộn xộn. Thôi được, về cơ bản, trên đây là những quan điểm chắp vá của bản thân tôi, một con người nhỏ bé đến nỗi có muốn cũng chẳng thể hô vang lên tiếng lòng của mình ra thế giới ngoài kia.

But in my opinion, one thing is clear: the conflict related to religion and ethnicity is the grave of the goal of peace in the world. Maybe I, or many others, are too naive to think that everything is only thought in terms of parallel lines, specifically in this case about the concepts of good-bad, right-wrong, black-white.

Nhưng theo tôi, có một điều rõ ràng rằng sự mâu thuẫn liên quan đến tôn giáo và sắc tộc chính là mồ chôn của mục đích hướng tới hòa bình trên thế giới. Có thể tôi, hay nhiều khác đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng, mọi thứ chỉ được tư duy theo chiều hướng của những đường thẳng song song, cụ thể ở đây là về những khái niệm tốt-xấu, đúng-sai, trắng-đen.

Today, Israel’s nine million citizens—six million of whom are Jewish—live a fairly comfortable lifestyle that allows them to travel, live, and work anywhere in Israel. Because Israel is a democracy, citizens have the freedom to choose their leaders and veto them if they disagree with how they handle things. Furthermore, an Israeli citizen can travel and conduct business anywhere in the world with their passport because Israel is a fully recognized member of the United Nations. Those liberties are not available to the 5 million Palestinians who reside in Gaza and the West Bank, through contrast. They essentially reside in area that is under Israeli control but was never formally annexed. As a result, they are compelled to live their lives in accordance with the decisions made by Israeli politicians and army generals, rather than having the privileges of Israeli citizens (since they are not citizens after all).

Nhìn vào thực tế, hiện có 9 triệu công dân Israel (6 triệu người trong số họ là người Do Thái) sống trong sự thoải mái tương đối; Họ có thể đi, sống và làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn bên trong Israel. Israel là một nền dân chủ, vì vậy công dân ở đó có quyền tự do bầu và bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo của mình. Ngoài ra, vì Israel là thành viên được công nhận của Liên Hợp Quốc, nên công dân Israel được tự do sử dụng hộ chiếu của mình để đi lại và giao dịch với phần còn lại của thế giới. Ngược lại, 5 triệu người Palestine sống ở Gaza và Bờ Tây không được hưởng những quyền tự do đó. Họ thực tế sống trong một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng do Israel quản lý, nhưng chưa bao giờ chính thức bị sáp nhập. Điều đó có nghĩa là họ không được hưởng các quyền của công dân Israel (suy cho cùng, họ không phải là công dân), nhưng họ buộc phải sống cuộc sống của mình dựa trên các quyết định do các chính trị gia và tướng lĩnh quân đội Israel đưa ra.

Supporting the rights and privileges of the Palestinian people to live like any other citizen in any other normal country in the world is the right thing to do. Given the horrific history of violence against Arabs and Muslims, it would be foolish for Israel to give up its right to defend itself. But frankly, it is the right of any people to live freely within the framework of peace, something that the people living in Gaza and the West Bank certainly do not have.

Ủng hộ cho quyền và đặc quyền của người dân Palestine được sống như bất kỳ công dân nào khác ở bất kỳ quốc gia bình thường nào khác trên thế giới là điều tất cả nên làm. Dù rằng với lịch sử bạo lực khủng khiếp của người Ả Rập và những người Hồi giáo thì sẽ thật điên rồ nếu Israel từ bỏ quyền tự vệ của mình. Nhưng thẳng thắn mà nói, quyền lợi của bất kỳ người dân nào là được sống tự do trong khuôn khổ hòa bình, điều mà chắc chắn những con người đang sống ở Dải Gaza và Bờ Tây không có.

I have long wanted to come to this place to see for myself the truth (sometimes just relative) of what the people here are going through, as well as the choices and solutions of those at the top, which determine where this battle will go.

Tôi từ lâu đã muốn đến nơi này để tận mắt chứng kiến sự thật (đôi khi chỉ là tương đối) về những gì mà người dân ở đây phải trải qua, cũng như các lựa chọn và giải pháp của những kẻ đứng đầu, vốn quyết định việc trận chiến này sẽ đi về đâu.

Rafah Border Crossing (Cửa khẩu Rafah).

I set off alone from Cairo, the capital of Egypt, after a series of days of turning myself and a few new friends into camels in the desert. The distance from Cairo to Rafah is 400km, by car. There were probably only about a dozen people on the small bus, I guessed everyone here was from the city of Rafah. Without any rest stops, it would probably take about 6 hours to get there, I thought to myself. However, this journey, which should have only taken a few hours, had stretched into a whole day of effort.

Tôi khởi hành một mình từ Cairo, thủ phủ của Ai Cập, sau chuỗi ngày tự biến mình cùng vài anh bạn mới quen thành những con lạc đà trên sa mạc. Quãng đường từ Cairo đến Rafah dài đến 400km, theo đường ô tô chạy. Trên chiếc xe khách nhỏ chắc chỉ đếm được khoảng chục người, tôi đoán mọi người ở đây đều là người của thành phố Rafah. Không trạm nghỉ, chắc là khoảng 8 tiếng đồng hồ thì sẽ đến nơi, tôi nghĩ thầm như vậy. Tuy nhiên, hành trình này, đáng lẽ chỉ mất vài giờ, đã kéo dài thành cả một ngày nỗ lực.

Military checkpoints set up to regulate the entry of goods and persons into Egypt’s North Sinai province significantly slow down traffic on the road. The Egyptian military created multiple restricted military zones in Sinai, which have been securitized for a long time while it fights the ISIS insurgency. But security has been on high alert since the Israel-Hamas conflict began in late 2023.

Việc di chuyển trên đường bị chậm lại đáng kể do các trạm kiểm soát quân sự được dựng lên để kiểm soát hàng hóa và người vào tỉnh Bắc Sinai của Ai Cập. Sinai từ lâu đã là một khu vực an ninh và bao gồm một số khu vực quân sự hạn chế, được quân đội Ai Cập thành lập khi chiến đấu với cuộc nổi loạn của ISIS. Nhưng an ninh đã tăng lên kể từ khi chiến tranh Israel-Hamas nổ ra vào cuối năm 2023.

Rafah, the only border crossing into the besieged Gaza Strip that is not part of Israel, is the destination for aid convoys from around the world. Using English was quite good but meaningless here, I had to ask a resident who had just gotten off the bus to act as a reluctant interpreter. Basically, I want to go through the Rafah border crossing to Jerusalem to do reportage in the Holy Land. By the way, if possible, I can ask for permission to stay in Gaza City for a few days to take photos of the scene. Of course, I received an immediate shake of the head.

Rafah, cửa khẩu biên giới duy nhất vào dải Gaza đang bị bao vây mà không thuộc Israel, là điểm đến của các đoàn xe cứu trợ từ khắp nơi trên thế giới. Sử dụng vốn tiếng Anh khá ổn nhưng là vô nghĩa ở nơi đây, tôi phải nhờ một người dân vừa mới xuống xe làm thông dịch viên bất đắc dĩ. Đại khái là tôi muốn được đi qua cửa khẩu Rafah để tới Jerusalem thực hiện phóng sự ở vùng đất Thánh, tiện thể nếu được thì xin phép ở thành phố Gaza vài ngày để chụp ảnh hiện trường. Tất nhiên, tôi nhận được cái lắc đầu ngay tức khắc.

It was already midnight, so I decided to stop at a 24/7 grocery store near Rafah Central Hospital to inquire about the possibility of crossing the border through the Rafah border crossing. I gathered some information, if I wanted to enter as a journalist, the chances were almost zero, due to the absolute ban by Hamas at the moment; If I wanted to enter as a tourist, I had to register with a “VIP” tour company called hala, which was ostensibly run by a private Egyptian company but was ultimately controlled by the Egyptian military. The price was quite expensive, up to $1,500 per person, and there was no guarantee of my life. I was about to bite the bullet and pay for my life, but then the grocery store owner told me that there was another way, which was to join the convoy of mediation vehicles, or more precisely, the convoy of vehicles protesting for justice for Palestinian civilians. Led by Gameela Ismail, a prominent figure in Egyptian politics who withdrew from the recent Egyptian presidential election, this small aid convoy, organized by several Egyptian political parties – Al Dostour, Bread and Freedom and Al Karama – made the long journey from Cairo to North Sinai and arrived at the Rafah border crossing at about the same time as I did.

Lúc này đã nửa đêm, tôi quyết định dừng lại ở một cửa hàng tạp hóa mở 24/7 ở gần Bệnh viện Trung tâm Rafah, với mục đích dò hỏi về khả năng vượt biên giới qua cửa khẩu Rafah. Tôi thu thập được một vài thông tin, nếu muốn vào trong với tư cách là nhà báo, tỉ lệ gần như bằng không, bởi lệnh cấm tuyệt đối của Hamas vào thời điểm này; Còn nếu muốn vào với tư cách đi du lịch, thì phải đăng ký với một công ty lữ hành “VIP” có tên là hala, bề ngoài thì do một công ty tư nhân Ai Cập quản lý nhưng cuối cùng lại do quân đội Ai Cập kiểm soát. Mức giá thì khá đắt đỏ, lên đến 1500$ một người và không có sự đảm bảo về tính mạng. Tôi đã định cắn răng bỏ tiền ra để đổi lấy việc đi vào chỗ chết, nhưng sau đó, ông chủ tạp hóa đã bảo với tôi rằng còn một cách nữa, đó là đi theo đoàn xe hòa giải, hay chuẩn hơn là đoàn xe biểu tình đòi công bằng cho thường dân Palestine. Người đứng đầu là Gameela Ismail, một nhân vật nổi bật trong chính trường Ai Cập, người đã rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập mới đây. Đoàn xe cứu trợ nhỏ này do một số đảng phái chính trị Ai Cập tổ chức – Al Dostour, Bread and Freedom và Al Karama – đã thực hiện hành trình dài từ Cairo đến Bắc Sinai và đến cửa khẩu biên giới Rafah gần như cùng lúc với tôi.

I rushed to the mediation team, with only one goal in mind, to be forced to become a member of the team. A brief exchange took place between me and the team representative, and I finally convinced them by presenting what I wanted to do in line with their actions, of course, I hid the truth about my decision and repeatedly asserted that there was no need to care about my life.

Tôi vội vàng tìm đến đoàn hòa giải, chỉ với một mục tiêu duy nhất, bắt buộc phải trở thành thành viên trong đoàn. Một cuộc trao đổi ngắn gọn diễn ra giữa tôi và người đại diện đoàn, cuối cùng tôi đã thuyết phục được họ bằng việc trình bày những gì tôi muốn làm đồng nhất với hành động của họ, tất nhiên, tôi đã giấu diếm đi sự thật về quyết định của mình và liên tục khẳng định rằng không cần quan tâm đến mạng sống của tôi.

At the border, there was unrest and tension during the protest. Cross-border airstrikes shook the earth, as sirens wailed through the night.

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn và căng thẳng ở biên giới. Tiếng còi báo động xuyên màn đêm khi các cuộc không kích qua biên giới làm rung chuyển mặt đất.

Goodbye Egypt (Rời khỏi Ai Cập).

We set off through the border, where there were still many difficulties ahead, with frequent military checkpoints along the way, each requiring bribes to pass. When we arrived at the Rafah border crossing, the experience was further complicated by long waits and a confusingly lengthy baggage check process. Despite paying for VIP treatment, the police officers were corrupt and harsh. In addition, the convoy had to contend with numerous camera crews and equipment set up by local and international television stations to record the delivery of aid to Gaza.

Chúng tôi bắt đầu thông qua cửa khẩu, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn chờ đón, với các trạm kiểm soát quân đội thường xuyên trên đường đi, mỗi trạm đều yêu cầu phải hối lộ để được đi qua. Khi đến cửa khẩu Rafah, trải nghiệm còn tệ hơn nữa vì phải chờ đợi rất lâu và quy trình kiểm tra hành lý nhiêu khê đến mức khó hiểu. Mặc dù đã trả tiền để được đối xử như VIP, nhưng các viên chức cảnh sát vẫn hành xử quan liêu và khắc nghiệt. Bên cạnh đó, đoàn xe còn phải đối mặt với vô vàn các đoàn quay phim và thiết bị do các đài truyền hình địa phương và quốc tế dựng lên để ghi hình quá trình vận chuyển hàng cứu trợ đến Gaza.

I silently thanked the Aswan lady who had persuaded me to buy the hijab on the banks of the Nile so that now I had something useful to avoid my identity being revealed to the outside world.

Tôi thầm cảm ơn bà chị người Aswan đã chèo kéo tôi mua chiếc khăn trùm đầu bên bờ sông Nile để bây giờ tôi có thứ hữu ích tránh khỏi việc danh tính mình có thể bị lộ ra bên ngoài.

The Gaza border crossing was surprisingly quick, taking only about half an hour, compared to the eight hours of suffering we had endured in Rafah. The convoy soon reached Khan Yunis, the southern capital of the Gaza Strip, where we stopped to rest, eat and refuel, before heading straight down the single road across the desert towards Gaza City.

Việc thông quan ở Gaza nhanh đến bất ngờ, chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ, so với 8 tiếng cực khổ mà chúng tôi phải trải qua ở Rafah. Đoàn xe đi một lúc thì đến Khan Yunis, thành phố trung tâm phía Nam dải Gaza, nơi mọi người dừng lại nghỉ ngơi ăn uống tiếp sức, và thẳng tiến con đường độc đạo băng qua sa mạc để hướng về thành phố Gaza.

Humanitarian disaster (Thảm họa nhân đạo).

The scene around me still left me stunned, even though I had prepared myself for the devastation caused by war. Not a single building remained intact, from schools, shopping malls, to hospitals. The basic necessities of any citizen in the city were gone. Everything was just rubble.

Quang cảnh xung quanh không khỏi làm tôi sững sờ, dù đã chuẩn bị tinh thần để đối diện với những hình ảnh tàn khốc do chiến tranh gây ra. Không còn một tòa nhà nào còn nguyên vẹn, từ trường học, trung tâm thương mại, đến cả bệnh viện. Những nhu cầu thiết yếu và cơ bản của bất kỳ người dân nào trong thành phố cũng không còn. Tất cả chỉ còn là đống đổ nát.

The stench of garbage and corpses, the smell of gunpowder filled the air of what had once been a prosperous coastal area. In the distance, I saw the classically built villas lying in disarray, proving the fact that humans had destroyed what they had built. Not only man-made structures, but also nature had been severely damaged. The coastline could no longer be seen from the road we were driving, nor were there any remnants of the barren sand dunes.

Mùi hôi thối của rác và xác người, mùi thuốc súng bao trùm không khí nặng nề nơi vốn trước đó là vùng ven biển khá trù phú. Đằng xa, tôi nhìn thấy những biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng theo trường phái cổ điển cũng chịu chung số phận khi nằm ngổn ngang, chứng minh cho một sự thật rằng con người đã hủy hoại những gì chính họ gây dựng nên như thế nào. Không chỉ các công trình nhân tạo, thiên nhiên cũng bị tàn phá nặng nề. Không còn nhìn ra đường bờ biển từ con đường chúng tôi đang chạy, cũng như việc sót lại chút ít tàn tích của những đồi cát khô cằn.

The convoy drove about 30km in half an hour and reached Gaza city.

Xe chạy được khoảng 30km trong nửa tiếng đồng hồ và đã đến được thành phố Gaza.

Our mission is to get supplies to the people here as quickly as possible. Why quickly? So as not to provoke or annoy the Hamas soldiers who are stationed at key locations in the city. Many people have been evacuated to the southern Gaza Strip, but more than a million people remain scattered in abandoned neighborhoods in the city. Destroyed infrastructure, a lack of humanitarian aid due to Israel’s total blockade, and skyrocketing prices are driving most Gazans into poverty. Many necessities are running out, including water. One resident told me that they only get water twice a week, sometimes only once, and food is a luxury that no one can dream of, let alone eat their fill.

Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp nhu yếu phẩm đến cho người dân ở đây nhanh nhất có thể. Vì sao lại phải nhanh? Để không kích động hay làm ngứa mắt binh lính Hamas vốn luôn trực sẵn ở những địa điểm tối quan trọng trong thành phố. Nhiều người dân đã được sơ tán xuống phía nam Dải Gaza, nhưng vẫn còn sót lại hơn một triệu người rải rác trong những khu dân cư bỏ hoang ở thành phố. Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, tình trạng thiếu viện trợ nhân đạo do lệnh phong tỏa toàn diện của Israel và giá cả tăng vọt đang đẩy hầu hết người dân Dải Gaza vào cảnh khốn đốn. Nhiều nhu yếu phẩm đang dần cạn kiệt, bao gồm cả nước sinh hoạt. Một người dân nói với tôi rằng, một tuần thì họ chỉ được cấp nước hai lần, có khi chỉ một lần, còn đồ ăn là thứ xa xỉ mà ai cũng mơ tới chứ đừng nói đến việc ăn no.

Across Gaza, residential areas have been devastated, once bustling shopping streets reduced to rubble, universities were destroyed and farmland was disturbed, with tent cities springing up on the southern border to house thousands of displaced people. People have no income because there is nothing for them to do. Mild illnesses like flu and respiratory infections become deadly diseases because there is no timely treatment. Another resident shared that everywhere in this place is crowded with people, very stuffy, when it rains it is even more terrible, every day passes in a state of fear.

Trên khắp Gaza, các khu dân cư đã bị hủy hoại, những con phố mua sắm sầm uất trước đây trở thành đống đổ nát, các trường đại học bị phá hủy và đất nông nghiệp bị xáo trộn, các thành phố lều mọc lên ở biên giới phía nam để làm nơi ở cho hàng nghìn người mất nhà cửa sơ tán. Người dân không có thu nhập vì chẳng có việc gì cho họ làm cả. Những căn bệnh nhẹ như cảm cúm, viêm đường hô hấp trở thành những căn bệnh chết người do không có thuốc chữa trị kịp thời. Một người dân khác chia sẻ, ở nơi này chỗ nào cũng đông chật kín người, rất ngột ngạt, mưa xuống thì còn khủng khiếp hơn, mỗi ngày trôi qua đều sống trong tình trạng lo sợ.

Malnutrition and polio have been a problem for aid workers for nearly a year. Hamas, in essence, seems to care little about the lives of its own people and is focused on exterminating Jews worldwide. Meanwhile, the Israeli government is busy bombing key bases in the Gaza Strip in an attempt to rescue hostages kidnapped by Hamas. The remaining people in the strip are also in a state of emergency.

Tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh bại liệt đã là vấn đề nan giải với những người làm công tác cứu trợ suốt gần một năm. Về bản chất, Hamas dường như chẳng quan tâm gì đến cuộc sống người dân của mình và chỉ tập trung vào việc tiêu diệt hết người Do Thái trên toàn thế giới. Trong khi đó, chính phủ Israel còn đang bận thả bom vô tội vạ vào các căn cứ trọng điểm ở Dải Gaza nhằm giải cứu con tin bị Hamas bắt cóc. Những người dân còn trụ lại được ở dải đất này cũng đang trong tình trạng màn trời chiếu đất.

I sat down with a group of kids hiding behind the pillars of an abandoned shopping mall. Giving each of them as much food and water as I could, I tried to talk to them using the offline translator I had downloaded days before.What ethnicity are you?“, a mature-looking boy spoke first.

Tôi ngồi xuống với một đám trẻ con đang ẩn nấp sau cột trụ của một tòa trung tâm thương mại bỏ hoang. Đưa cho mỗi đứa nhiều đồ ăn và nước uống nhất có thể, tôi cố gắng hỏi chuyện chúng bằng bộ chuyển ngữ đã tải xuống ngoại tuyến sẵn từ nhiều ngày trước. “Chú là người dân tộc nào vậy ạ?”, một cậu bé có vẻ chững chạc mở lời trước.

I was surprised by this question. Why ethnicity and not country? I don’t know, perhaps in this child’s mind there is no concept of country.

Tôi sững người trước câu hỏi này. Tại sao lại là dân tộc mà không phải đất nước cơ chứ? Tôi chẳng rõ nữa, có lẽ trong suy nghĩ của đứa trẻ này không hề có khái niệm về đất nước.

The children still smiled but were full of forcedness. They seem to be aware that they shouldn’t stay with a stranger for too long. I gave away most of the supplies I brought, and I also gave a child my hijab, I no longer needed it. I suddenly imagined, every child was skinny and short.

Những đứa trẻ vẫn nở những nụ cười nhưng đầy sự gượng gạo. Dường như chúng ý thức được rằng cũng không nên ở cạnh một người lạ quá lâu. Tôi đã phát gần hết đồ dùng mang theo, và tôi còn tặng thêm một đứa trẻ chiếc khăn trùm đầu của mình, tôi đã không còn cần nó nữa. Tôi bất giác hình dung lại, đứa trẻ nào cũng gầy trơ xương và lùn có một mẩu.

Every day I still update the news in Gaza about how many women and children have died because of this war that seemed to be fought for great meanings but was meaningless. I feel grateful for how many people have died so that now I can live in the independent peace of my country.

Hàng ngày tôi vẫn cập nhật tin tức ở Dải Gaza về việc đã có bao nhiêu phụ nữ và trẻ em chết vì cuộc chiến tưởng rằng đấu tranh vì những ý nghĩa lớn lao nhưng lại vô nghĩa này. Tôi thấy biết ơn biết bao nhiêu người đã ngã xuống để bây giờ tôi được sống trong nền hòa bình độc lập của đất nước mình.

I burst into tears.

Tôi bật khóc.

Needless to say, I think anyone in my situation would be unable to hold back their tears.

Khỏi cần giải thích, tôi nghĩ ai trong trường hợp của tôi cũng sẽ không thể kìm nổi những giọt nước mắt.

At night, the whole group slept on the bus. I couldn’t sleep, partly because of my insomnia, and mostly because of the constant explosions around me. The convoy was staying near Al-Shifa Hospital, so I ventured there, hoping to find someone who could tell me what was happening in the Gaza Strip.

Đêm đến, cả đoàn ngủ lại trên xe. Tôi thì trằn trọc không thể ngủ được, một phần vì căn bệnh mất ngủ của mình, phần nhiều là nỗi ám ảnh về những tiếng nổ liên tục xung quanh. Đoàn xe trú gần tại bệnh viện Al-Shifa, nên tôi đánh liều đi đến đó, mong tìm được người nào có thể kể chuyện cho mình những điều xảy ra ở Dải Gaza.

I was lucky to meet a person who claimed to be a reporter at an anonymous station, and she also asked me not to reveal her identity if I mentioned her. The reporter shared that she had been here for 2 years, at the end of 2023 when the war broke out, she moved her family south and then to Rafah to live, and she stayed to report on the Gaza Strip. She added that she was here because of her professional conscience, she wanted to let the world know the truth that was happening every day here. Before that, when her family was still nearby, she was always worried every time she went to work, afraid that something bad would happen to her family. Every day when she went to work to report, she had to witness people dying. More than anyone, she lost many friends because of this war.

Tôi may mắn gặp được một người tự xưng là phóng viên ở một đài giấu tên, và cô cũng yêu cầu tôi không tiết lộ danh tính nếu tôi có đề cập tới cô ấy. Cô phóng viên chia sẻ rằng, cô đã ở đây được 2 năm rồi, vào cuối năm 2023 khi trận chiến nổ ra, cô đã đưa gia đình của mình xuống phía nam rồi sau đó là qua Rafah để sinh sống, còn cô thì bám trụ lại để đưa tin về Dải Gaza. Cô nói thêm việc mình ở đây là vì lương tâm nghề nghiệp, cô muốn cho thế giới biết sự thật đang diễn ra mỗi ngày tại nơi này. Trước đó, khi gia đình còn ở gần, cô luôn lo lắng mỗi khi đi tác nghiệp, sợ rằng điều gì không tốt đẹp sẽ xảy ra với gia đình. Hàng ngày khi đi làm tin tức cô đều phải chứng kiến những người thiệt mạng. Hơn ai hết, cô đã mất khá nhiều bạn bè bởi cuộc chiến này.

Trapped in Gaza with locals, the reporters became witnesses to the suffering of those living under bombs. With outside reporters largely unable to get in, their photographs, videos and articles showed the world what was happening. They worked in squalid, makeshift conditions, making the most of power outages and signal disruptions as shelling continued to fall outside.

Bị mắc kẹt ở Dải Gaza cùng dân địa phương, các phóng viên trở thành nhân chứng cho những người sống trong sự thống khổ vì bom đạn. Khi phóng viên bên ngoài hầu như không thể vào đây, những bức ảnh, thước phim và bài viết của họ cho thế giới thấy những gì đang xảy ra. Họ phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn, tạm bợ, và phải tranh thủ mọi cơ hội trong tình cảnh mất điện và gián đoạn tín hiệu, trong khi pháo kích ngoài kia liên tục đổ xuống.

The reporter also told me another story about her colleague, who suffered the pain of losing all her relatives due to bombs in the Gaza Strip. She said that people like her colleagues have to hold back their tears, continue working and ignore their fate. Seeing children crying for help under piles of rubble or injured people lying around in hospitals also makes reporters feel heartbroken; Sometimes, they have to pause filming and find a hidden corner to cry.

Cô phóng viên còn kể tôi nghe một câu chuyện về người đồng nghiệp của cô ấy, đã phải chịu nỗi đau mất tất cả người thân do bom đạn ở Dải Gaza. Cô nói rằng những người như đồng nghiệp của cô phải nén nước mắt vào trong, tiếp tục tác nghiệp và bỏ mặc số phận của bản thân. Việc chứng kiến những đứa trẻ kêu cứu dưới đống gạch đá hay những người bị thương nằm la liệt trong bệnh viện cũng làm những phóng viên cảm thấy đau lòng; Đôi khi, họ phải tạm dừng việc ghi hình, tìm một góc khuất để khóc.

I asked her if she was afraid of death coming at any time while living like this, and she answered briefly, “Yes.” But if she didn’t do it, someone else would have to face death instead of her, that was her explanation.

Tôi hỏi cô ấy sống như thế này thì có sợ cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào không, thì cô trả lời ngắn gọn một từ “Có”. Nhưng nếu không làm thì người khác sẽ phải đối mặt với tử thần thay cô, đó là lời giải thích.

Suddenly she whispered to me, she remembered another colleague who, while working, wore bulletproof vests and helmets as a way to signal to the combat forces that this was a journalist, not targets. But that colleague died and the civilians around were affected. People began to fear journalists because they thought being around reporters was more dangerous. Reporters also no longer equipped with protective gear to avoid being targeted.

Bỗng dưng cô nói thầm với tôi, cô nhớ về một người đồng nghiệp khác, khi tác nghiệp đã mặc áo chống đạn và mũ bảo hộ như một cách ra dấu cho các lực lượng tham chiến rằng đây là phóng viên báo chí, không phải đối tượng nhắm bắn. Nhưng người đồng nghiệp đó đã thiệt mạng và kéo theo những người dân thường xung quanh bị ảnh hưởng theo. Người dân bắt đầu sợ hãi người làm báo vì nghĩ rằng ở cạnh phóng viên còn nguy hiểm hơn. Các phóng viên cũng không còn trang bị đồ bảo hộ bên người để tránh làm mục tiêu tấn công.

We were silent for a while. Then the reporter asked permission to return to her tent to continue her reporting. She said she had to be frugal when there was electricity, as running out of fuel was a common occurrence in the Gaza Strip.

Chúng tôi trầm ngâm một lúc lâu. Sau đó, cô phóng viên xin phép về lại lều nghỉ để thực hiện việc truyền tải thông tin. Cô nói rằng phải chắt chiu lúc có điện chứ ở Dải Gaza việc cạn kiệt nhiên liệu là chuyện bình thường.

The thoughts in my mind (Những suy nghĩ trong tôi)…

The mediation team failed to convince both sides to reach a ceasefire agreement as the Israeli side continued to bomb to rescue the hostages. They asked me to return with them if I did not want to be stuck here until my body was not found, so the plan to go to the Holy Land of Jerusalem had to be canceled. I also heard that if I wanted to escape the Gaza Strip alone, I had to pay a fee of at least $10,000 per person to be considered.

Đoàn hòa giải đã thất bại hoàn toàn trong việc thuyết phục hai bên đạt thỏa thuận ngừng bắn khi phía Israel vẫn tiếp tục đánh bom để giải cứu con tin. Họ yêu cầu tôi phải quay về cùng họ nếu không muốn bị kẹt ở đây đến khi xác còn không thấy mà tìm, vậy nên kế hoạch đến vùng đất Thánh Jerusalem đã phải hủy bỏ. Tôi còn nghe nói rằng, nếu muốn thoát khỏi Dải Gaza một mình, phải nộp lệ phí ít nhất 10,000$ mỗi người mới được xem xét.

During the entire time on the bus, I was in no mood to do anything. My mind was filled with images of children eagerly receiving supplies with sad faces, some people lying on the ground waiting for death to come, the cold gazes of the soldiers, and the deafening explosions that still haunt me now, as I sit at my desk, in the coolness of the high-power two-way air conditioner.

Suốt thời gian ở trên xe, tôi chẳng có tâm trạng để làm việc gì nữa. Trong tâm trí tôi cứ loanh quanh hình ảnh những đứa trẻ háo hức nhận đồ tiếp tế với vẻ mặt đượm buồn, vài người nằm trên mặt đất chờ cái chết rồi sẽ ập tới, ánh nhìn sắc lạnh của mấy tay binh lính, và tiếng nổ inh tai nhức óc vẫn còn ám ảnh tới tận bây giờ, khi tôi đang ngồi ở bàn làm việc của mình, trong cái mát lạnh của chiếc điều hòa hai chiều công suất cao.

In this war, what benefits do ordinary people get? Or is it their fate to endure the torment caused by war, so even their descendants may not be able to enjoy a peaceful life.

Trong cuộc chiến này, những người dân thường được lợi ích gì? Hay số phận của họ là phải chịu đựng sự đau khổ giày vò do chiến tranh gây ra, cho đến đời con cháu của họ cũng chưa chắc đã được hưởng cuộc sống yên bình.

Die with an empty stomach…

Phải chết với chiếc bụng đói…

I always say that I have been, am and will be searching for freedom in life. Who knows, we might find the meaning of freedom in the places that are considered to lack the most freedom in the world…

Tôi luôn nói rằng bản thân đã, đang và sẽ tìm kiếm tự do trong cuộc đời. Biết đâu, chúng ta lại tìm thấy ý nghĩa của sự tự do tại những nơi được cho là thiếu thốn sự tự do nhất…


References: Wikipedia, Quora, Reddit, reputable domestic and foreign news sources, special thanks to those who have helped me a lot on this journey.

Leave a Comment

Item added to cart.
0 items - $0.00